Luật chơi cờ vây là một môn trò chơi quen thuộc gồm hai người chơi, sử dụng thủ thuật và khả năng trí tuệ để đạt được mục đích chính là chiếm đất của đối thủ. Đây là 1 môn trò chơi lâu đời có xuất xứ bên Trung Hoa. Hình thức của cờ vây là một phương pháp có tính hệ thống và thứ tự. Và sau đây cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cờ vây ở bài viết dưới đây.
Thành phần của bộ môn cờ vây
Để bắt đầu bước vào tham gia bộ môn này, chúng ta cần nắm bắt rõ ràng đầu tiền về thành phần của trò chơi. Qua đó mà rút ra được những thủ thuật và cách chơi cơ bản nhất. Thành phần bao gồm như sau:
- Quân cờ: bao gồm 180 quân trắng và 181 quân đen.
- Bàn cờ: Được bố trí gồm 19 đường kẻ ngang và dọc tạo thành các ô vuông nhỏ và 361 các giao điểm. Các góc của các ô chính là nơi để đặt các con cờ. Ngoài ra, còn có 9 giao điểm đặc biệt được đánh dấu dễ nhận biết.
Quy tắc chơi cơ bản của bộ môn cờ vây
Để có thể chơi cờ vây 1 cách thuần thục nhất có thể, cần nắm rõ các quy tắc cơ bản vốn có của cờ vây, sau đây là các nguyên tắc cơ bản:
- Quy tắc 1: Trò chơi này cho phép số lượng là 2 người chơi.
- Quy tắc 2: 2 người chơi sẽ được nhận cờ là 1 bên đen và 1 bên trắng. Theo quy luật cờ đen sẽ nhiều hơn nên sẽ được đi trước. Ngược lại, nếu chấp quân thì bên trắng sẽ được quyền đi trước.
Luật chấp quân như sau: Quyền chấp quân sẽ được giao cho người tạo bàn và có thể chấp từ 2 tới 9 quân. Theo thứ tự chấp các quân sẽ được đặt vào lần lượt từ sao thiên nguyên, sao góc và cuối cùng là sao biên và sẽ đảm nhiệm vai trò đi đầu tiên
- Quy tắc 3: Các quân cờ phải được đặt theo các giao điểm trên bàn cờ cờ vây.
- Quy tắc 4: Khi đã quyết định đặt quân cờ vào bàn thì sẽ không được phép di chuyển tiếp.
- Quy tắc 5: Người chơi chiếm được nhiều đất hơn thì sẽ là người giành được chiến thắng.
- Quy tắc 6: Trừ trường hợp bị bắt làm tù binh ( bị đối phương làm cho hết khí) sẽ bị nhấc ra ngoài.
- Quy tắc 7: Các vị trí gọi là không còn “khí” thì sẽ không thể đặt quân vào giao điểm đó.
- Quy tắc 8: Những trường hợp đặc biệt cho là “tranh chấp” lẫn nhau thì sẽ bao gồm những quy ước khác, gọi là “không”.
- Quy tắc 9: Đánh có chấp cũng sẽ bao gồm nhiều điều luật riêng.
Luật chơi cờ vây hiện nay
Lượt đánh 2 đối thủ: 2 người chơi thay phiên xen kẽ các lượt của nhau để đặt các quân cờ vào vị trí là các giao điểm chính xác của các đường kẻ ngang dọc trên bàn cờ. Còn nếu đặt ngay trong ô hay lệch với các giao điểm thì sẽ được cho là sai luật.
Quy luật về thời gian: Mỗi khi đến lượt đánh thì mỗi bên sẽ có 1 thời gian nhất định được đặt ra. Nếu hết thời gian mà người chơi vẫn không bỏ lượt hoặc không đánh cờ thì theo luật sẽ bị xử thua trận với lí do là hết thời gian.
Hình thức bỏ lượt: Nếu có 1 người bỏ lượt khi đến lượt đánh thì quyền đánh sẽ thuộc về đối phương. Nhưng nếu cả 2 người cũng bỏ lượt liên tiếp thì sẽ coi như kết thúc ván cờ không phân thắng bại.
Hiểu và biết cách áp dụng các thuật ngữ trong cờ vây
Để có 1 cái nhìn tổng quát hơn về cờ vây, thì chúng ta cần tìm hiểu, nhớ và nắm bắt các khái niệm của các thuật ngữ cơ bản được đặt tên trong trận đấu. Có 3 thủ thuật được nêu tên dưới đây như sau:
Đất trong luật chơi cờ vây
Đất là 1 khu vực nhất định bị bao vây hoàn toàn bởi quân cờ đen hoặc trắng. Bạn có thể sử dụng vị trí của góc bàn cờ hay ngay vùng biên để làm đất. Vị trí của từng quân cờ là tại giao điểm của đường kẻ trên bàn cờ.
Khí
Khí được hiểu là các giao điểm nằm kế quân cờ trên các đường kẻ ngang dọc. Với 1 quân cờ khi được đặt vào bàn cờ nó sẽ gồm 4 khí tại vị trí giữa bàn cờ, gồm 3 khí tại vị trí biên và gồm 2 khí tại vị trí góc. Khí sẽ giảm đi nếu trong đám quân cờ của bạn có quân của đối thủ và sẽ được tăng khí nếu các quân cờ tụ lại thành 1 đám quân.
Tù binh
Tù binh là các quân mà bị địch bao vây và làm cho hết khí. Trong trường hợp này, quân của bạn sẽ bị đưa ra khỏi bàn cờ và trở thành tù binh của địch và sẽ trở thành nhược điểm cho quân đội bạn.
Quy ước “không” và luật tranh chấp là như thế nào
Trường hợp: Ví dụ quân trắng chỉ còn 1 điểm khí, khi quân đen được đặt vào điểm khí đó hợp lệ và ăn được quân trắng. Tuy nhiên, nếu lúc đó khi quân đen vô tình tạo ra 1 điểm hết khí mới của quân đen. Và khi tới lượt quân trắng cũng vậy thì bàn cờ sẽ diễn ra 1 cách lập lại vô nghĩa.
Và đây được gọi là sự tranh chấp khi 2 bên cứ ăn qua ăn lại mà không có điểm dừng. Do đó luật cờ vây sẽ có thêm 1 điều luật chính là nếu bên kia ăn theo kiểu tranh chấp thì bên này sẽ không được ăn lại mà phải đánh 1 nước cờ khác rồi mới được ăn.
Các trường hợp sau đây sẽ dẫn tới việc kết thúc ván cờ
Một cuộc chơi cờ vây không thể kéo dài mãi mà phải cần có những trường hợp dẫn đến việc kết thuộc một ván chơi. Vậy những luật chơi môn cờ vây đó là gì và cách diễn ra như thế nào.
- Hết đất: Kết thúc khi cả 2 bên đều không còn nước đi để lấy thêm đất.
- 2 bên cùng lần lượt bỏ lượt: Kết thúc khi người chơi bỏ lượt mà đối thủ cũng bỏ lượt.
- Thời gian đặt ra kết thúc: Khi thời gian đã hết hạn mà bạn vẫn chưa cho cờ đi thì đồng nghĩa với việc bạn bị thua và ván cờ sẽ dừng lại tại đó.
- Chịu thua: Khi 1 trong 2 người chơi đầu hàng khi đến lượt đó, ván chơi kết thúc và người đó sẽ thua cuộc.
Sau khi đóng lại ván cờ thì sẽ tiến hành trao trả tù binh, đếm đất và tiến hành tính đất. Người đi đầu sẽ giữ nguyên số đất của mình, còn người đi sau sẽ được cộng thêm vào mục đất còn tùy theo loại bàn cờ. Người giành được chiến thắng cuối cùng sẽ là người có số đất cao hơn.
Kết luận
Sau khi đọc các thông tin và luật chơi cờ vây ở trên, mong bạn đã trang bị đầy đủ các kiến thức để có thể tập chơi cờ vây – một bộ môn vui nhộn sử dụng khả năng tư duy cao. Và chúc bạn chiến thắng trước tất cả các người chơi khác nhé.